Vết nứt sàn dưới góc nhìn Wabi Sabi: Đi tìm vẻ đẹp trong sự bất toàn

Một trong những bước quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp cho bất kỳ công trình nào đó là mài sàn bê tông đánh bóng sàn bê tông. Trong quá trình sử dụng sàn bê tông mài hoặc sàn bê tông đánh bóng sẽ không tránh khỏi gặp các trường hợp sàn bị rạn nứt.

Vết nứt sàn đôi khi cũng là một điểm nhấn, một chất cảm trong trang trí.

Tuy nhiên với những người hiểu về bê tông mài, vết nứt sàn đôi khi lại là một chất cảm, một sự ngẫu hứng và một vẻ đẹp đến từ những thứ dang dở, đúng như tinh thần của Wabi Sabi. Trong bài viết này, Viebeton cung cấp cho độc giả một góc nhìn khác về những vết nứt sàn bê tông.

1. Nguyên nhân gây nứt sàn bê tông

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nứt sàn bê tông, bản chất của các nguyên nhân này là do khả năng chống chịu về lực và khả năng chống chịu uốn của bê tông kém. Khi các vết nứt bê tông xảy ra thì các tác nhân bên ngoài sẽ thâm nhập vào bên trong cốt thép dẫn tới cấu trúc công trình dễ dàng bị hủy hoại.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết nứt trong thi công bê tông.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới việc nứt sàn bê tông:

1.1. Do khí hậu thay đổi

Bê tông có hiện tượng giãn nở phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường, nóng nở ra, lạnh co lại, không khí ẩm thì nở, không khí lạnh co lại. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước có nền khí hậu nhiệt đới ẩm do đó để thi công chính xác các kỹ sư thiết kế cần có những cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện thời tiết.

1.2. Do cường độ chịu nén của bê tông quá thấp (Khoảng 5%)

1.3. Do nền móng: Móng bị lún, giữa các cột không đều,…

1.4. Do tải trọng

Tải trọng có ảnh hưởng lớn đến kích thước và vị trí phân bổ khe nứt trên nền tảng bê tông cốt thép. Bề rộng có tỷ lệ thuận với ứng suất kéo trung bình trong cốt thép. Sự phân bố khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.

1.5. Do chất lượng bê tông

Thông thường, bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.

1.6.Quá trình thi công để mạch ngừng

Khi xuất hiện vết nứt trên bề mặt thì những vết nứt đó sẽ chạy theo hướng mạch ngừng (tức là quá trình thi công bị gián đoạn, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần này).

1.7. Do biến dạng của tòa nhà

Đối với các tòa nhà, công trình có dạng ống thì có tỉ lệ nứt cao hơn các dạng công trình khác.

1.8. Chất lượng bê tông không đảm bảo

1.9. Do không bảo dưỡng tốt sau khi đổ bê tông

Sau thi đổ bê tông xong, nếu không để ý tới thì dễ xảy ra tình trạng thiếu nước dưỡng ẩm dẫn đến bê tông bị “khô hạn” nứt. Hiện tượng này đi kèm với bề mặt bê tông bị trắng phấn bề mặt.

2. Wabi Sabi là gì?

Để hiểu Wabi Sabi là gì, trước hơn hết chúng ta cần biết nghĩa thực của nó. Trong tiếng Nhật, “Wabi” có nghĩa là vẻ đẹp mộc mạc bất đối xứng và không cân bằng, còn “Sabi” dùng để mô tả nét đẹp vô thường và trường tồn theo năm tháng.

Wabi Sabi có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Có nguồn gốc từ ba dấu hiệu tồn tại trong giáo lý nhà Phật là vô thường – đau khổ – không bản ngã, Wabi Sabi là triết lý sống tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà tìm ra và tôn vinh tính tích cực bên trong chúng. Triết lý này giúp con người nhìn nhận sự việc theo một cách đơn giản, chấp nhận bản chất vô thường của nó, từ đó cuộc sống trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

3. Vết nứt sàn dưới góc nhìn Wabi Sabi: Đi tìm vẻ đẹp trong sự bất toàn

Wabi và Sabi là hai thuật ngữ có thể được sử dụng riêng biệt trong tiếng Nhật. Về mặt ngữ nghĩa rất khó để dịch đầy đủ và trọn vẹn, nhưng hiểu một cách đơn giản thì Wabi chỉ sự đơn sơ bình dị, hài hòa với thiên nhiên. Bắt nguồn từ khái niệm về sự thiếu thốn, tách biệt khỏi những xa hoa vật chất như một cách sống đi tìm sự giàu có cho tâm hồn, Wabi là cảm giác yên bình tĩnh lặng với những gì giản dị nhất.

Sabi nếu dịch nôm na là sự bừng nở của thời gian. Xuất phát từ nghĩa gốc là rỉ sét, trải qua hàng thế kỷ kết tinh từ những nghiền ngẫm của người Nhật về chu trình phai tàn của vạn vật trong tự nhiên, ngày nay Sabi trở thành ám chỉ cho vẻ đẹp khuất lấp từ sức nặng của thời gian: đơn côi trong lớp bụi mờ nhưng ẩn sau đó là phẩm giá và khí chất thanh nhã.

Wabi Sabi là một triết lý sống tôn vinh tính tích cực tồn tại bên trong những khuyết điểm tồn tại xung quanh mình.

Kết hợp lại với nhau, Wabi Sabi là đại diện cho mọi vẻ đẹp thuần khiết đúc rút từ ba sự thật hiển nhiên của tự nhiên: không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo (theo Richard Powell).

Xuất phát từ quan điểm đó, những vết rạn nứt trong sàn bê tông mài đã được các kiến trúc sư tận dụng để trở thành điểm nhấn trong không gian.

Tôi nhớ, có một kiến trúc sư chuyên làm về chất liệu bê tông đã từng tư vấn cho khách hàng của anh ấy: Khi chị đã chọn bê tông, chị cần phải học cách yêu cả những sự không hoàn hảo của nó. Bê tông là vật liệu gợi lên chất mộc mạc thế nên bất cứ ai chọn bê tông cũng cần hiểu rằng không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo và bê tông cũng như thế.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Vietbeton cung cấp cho độc giả cùng biết về Wabi Sabi. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về những vết nứt sàn hay hiểu được sự mộc mạc vốn có của bê tông!

Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp bê tông ứng dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn 24/7! Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất về mặt thời gian và chi phí.

------Contact Us-------

▪️ Hotline: 0865 600 932 - 0942 35 3333

▪️ Mail: vietbeton@gmail.com

▪️ Facebook: Vietbeton

▪️ Website: https://vietbeton.com/

▪️ Showroom: C9-13 KĐT Geleximco - Đ.Lê Trọng Tấn - Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội

Dự án

 

Tin tức