Thi công lớp phủ bảo vệ bê tông lúc nào là tốt nhất?

Phủ bảo vệ sàn bê tông là một bước thiết yếu giúp duy trì độ bền, tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của sàn bê tông. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của lớp phủ bảo vệ thì cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp trong ngày để thi công. Vậy thi công lớp phủ bảo vệ bê tông lúc nào là tốt nhất? Cùng giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chất phủ bảo vệ sàn bê tông là gì?

Phủ bảo vệ sàn bê tông là một hợp chất tạo màng lỏng được thi công trên bề mặt sàn bê tông. Nó mang lại một lớp màng bảo vệ mỏng, tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của bê tông và có khả năng chống lại tác động của tia cực tím, chống ố vàng,...

Sàn bê tông trang trí sẽ được bảo vệ bởi các lớp phủ (Ảnh sưu tầm)

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình thi công phủ bảo vệ sàn bê tông?

Phủ bảo vệ là bước cuối cùng trong thi công sàn bê tông, vậy nên nó cũng góp phần gia tăng tính thẩm mỹ, độ bền, tuổi thọ cho sàn bê tông. Khi thi công lên bề mặt, phủ bảo vệ sẽ trải qua một phản hứng hóa học để khô, đóng rắn và tạo thành một lớp màng cứng, bền.

Vì vậy, nếu phủ bảo vệ không đúng cách sẽ gây ra hư hỏng bề mặt, gây tốn thời gian và chi phí sửa chữa. Dưới đây là 3 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thi công phủ bảo vệ sàn bê tông.

2.1. Nhiệt độ

Phạm vi nhiệt độ lý tưởng để thi công phủ bảo vệ là 10-32° C, ở khoảng nhiệt độ này, phủ bảo vệ sẽ liên kết đúng cách với bề mặt bê tông. Nếu thi công ở nhiệt độ cao hơn phạm vi này thì có thể dẫn đến việc bảo dưỡng không đúng cách và gây ra các hiện tượng như phồng rộp, sủi bọt, tách lớp,...

2.2. Độ ẩm

Độ ẩm không khí hay độ ẩm của bê tông cũng có ảnh hưởng đến tốc độ khô nhanh hay chậm của lớp phủ bảo vệ, đồng thời tác động đến độ bám dính lên bề mặt bê tông.

Bề mặt sàn bê tông xuất hiện những vùng trắng ở những nơi có độ ẩm cao (Ảnh sưu tầm)

Nếu độ ẩm quá cao thì tốc độ khô chậm hơn và khả năng bám dính kém đi, dễ gặp phải các vấn đề như phồng rộp, bong tróc.

2.3. Thời tiết

Điều kiện thi công lý tưởng để thi công phủ bảo vệ là bề mặt bê tông phải khô ráo, vậy nên nếu thời tiết dự kiến sẽ mưa trong vòng 24h sau thi công thì nên hoãn việc này lại. Ngoài ra, trời có gió mạnh cũng khiến bụi bẩn, mảnh vụn bay vào bề mặt sàn bê tông, đồng thời tác động đến tốc độ đóng rắn của lớp phủ.

3. Các vấn đề gặp phải khi thi công phủ bảo vệ không đúng cách

- Lớp phủ bảo vệ bị bong tróc và đổi màu do thi công dưới điều kiện thời tiết quá nóng dẫn đến sự bay hơi trước khi chất phủ kịp thẩm thấu vào bề mặt.

- Lớp phủ không đều màu do sự xuất hiện của các bong bóng khí dưới bề mặt khi nhiệt độ tăng.

- Lớp phủ bị đổi màu hoặc hư hỏng do bề mặt ẩm ướt hoặc có hơi ẩm bên dưới bề mặt.

4. Thi công lớp phủ bảo vệ bê tông lúc nào là tốt nhất?

Như đã trình bày ở trên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thi công phủ bảo vệ sàn bê tông. Có thể thấy rằng, nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chính tới quá trình này, trong đó bao gồm cả nhiệt độ/độ ẩm không khí và nhiệt độ/độ ẩm của bê tông.

4.1. Dựa vào nhiệt độ trong không khí

Nhiệt độ hoàn hảo nhất để thi công lớp phủ bảo vệ bê tông rơi vào khoảng 10-32° C. Nhiệt độ sẽ quyết định thời gian khô nhanh hay chậm của lớp phủ, và chất lượng của lớp phủ sau khi hoàn thiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể đạt được mức nhiệt độ này.

Bề mặt sàn bê tông khi phủ bảo vệ ở nhiệt độ quá thấp (Ảnh sưu tầm)

Nếu lớp phủ bảo vệ được thi công khi nhiệt độ ngoài mức độ cho phép vào buổi sáng hoặc trưa, có thể dẫn đến sự đổi màu, sủi bọt hay thậm chí làm hỏng lớp phủ. Còn trong trường hợp nhiệt độ không khí ban ngày quá cao thì nên lựa chọn thời điểm khác trong ngày như chiều muộn hoặc buổi tối. Trong thời gian này, mặt trời đang lặn xuống, nhiệt độ trong không khí và bề mặt đang hạ thấp giúp làm giảm đi nguy cơ sủi bọt, đổi màu,...

Xem thêm Các vấn đề thường gặp khi phủ bảo vệ sàn bê tông

Nếu bạn còn băn khoăn khi sử dụng các chất phủ bảo vệ bê tông thì có thể liên hệ ngay với nhà cung cấp sản phẩm để được giải đáp, hướng dẫn. Trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp thi công lớp phủ bảo vệ bê tông ngoài mức nhiệt độ nêu trên nếu đạt được yêu cầu về nhiệt độ của bê tông và thời gian trong ngày.

4.2. Dựa vào nhiệt độ của bê tông

Nhiệt độ của bê tông cũng là một yếu tố quan trọng, nhất là đối với lớp phủ bảo vệ acrylic. Nếu như bạn sử dụng lớp phủ acrylic vào buổi trưa khi mà bê tông đang rất nóng, nó sẽ gây nên hiện tượng vỡ bong bóng. Những bong bóng bé sẽ bắt đầu xuất hiện trên khắp bề mặt của lớp phủ và có thể dẫn đến hiện tượng bong tróc bề mặt.

Vì vậy, khi mà bề mặt bê tông còn nóng thì bạn nên chờ cho nhiệt độ của bê tông giảm xuống rồi mới tiến hành phủ bảo vệ cho bề mặt bê tông. Như vậy thì lớp phủ bảo vệ sẽ được hấp thụ hoàn toàn và phát huy đầy đủ chức năng của nó.

4.3. Thời điểm thi công trong ngày

Đây là một yếu tố rất quan trọng, quan trọng không kém nhiệt độ không khí. Thời điểm sáng sớm có tới 99% sương hoặc nước ngưng tụ xuất hiện trên bề mặt bê tông và trong các lỗ rỗng. Nếu chờ bề mặt bê tông khô nhưng các lỗ rỗng trong kết cấu vẫn chứa nước thì không thể thi công phủ bảo vệ. Nếu cố tình thi công phủ bảo vệ vào thời điểm này thì rất dễ bị bong tróc, không đều màu.

Lựa chọn thời điểm thích hợp trong ngày giúp lớp phủ bảo vệ liên kết chắc chắn và phát huy hiệu quả tôí đa (Ảnh sưu tầm)

Thời điểm buổi giữa trưa cũng không nên thi công phủ bảo vệ bê tông vì thời điểm này bề mặt tiếp xúc với tia UV, ánh nắng nên nhiệt độ bê tông tăng cao. Trong trường hợp này, không khí ở bên trong bê tông bị mắc kẹt, gây giãn nở và tạo ra bong bóng khí. Nếu thi công phủ bảo vệ thì dễ dẫn đến hiện tượng bong tróc.

Như vậy, thời điểm tốt nhất để thi công phủ bảo vệ bê tông là buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Tại thời điểm này, hơi ẩm do ngưng tụ hoặc sương sớm sẽ bốc hơi trong ngày. Ngoài ra, cả nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ không khí đều giảm, tạo môi trường thuận lợi hơn cho lớp phủ bảo vệ liên kết đúng cách với bề mặt.Thi công phủ bảo vệ vào buổi chiều muộn giúp tránh được các vấn đề như xuất hiện bong bóng, bay hơi sớm, đổi màu,...

5. Nên thi công bao nhiêu phủ bảo vệ sàn bê tông?

Hai lớp phủ bảo vệ luôn được đề xuất khi sử dụng. Trong đó, lớp phủ bảo vệ đầu tiên thường được hấp thụ vào bê tông ở các tốc độ khác nhau khiến cho lớp nền bị bịt kín không đều. Lớp thứ hai sẽ đảm bảo độ che phủ và giúp bề mặt có vẻ ngoài đồng đều.

Nên thi công thành hai lớp mỏng thay vì một lớp phủ bảo vệ dày (Ảnh sưu tầm)

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến các lớp phủ dễ bị hư hỏng đều xuất phát từ nhiệt độ, độ ẩm. Nếu bạn đang gặp các vấn đề tương tự thì có thể tham khảo các nội dung phía trên hoặc liên hệ với các nhà cung cấp phủ bảo vệ sàn bê tông để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hiện tại Vietbeton đang cung cấp một sản phẩm phủ bảo vệ dành cho sàn bê tông trang trí - Oliu Sealer với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp bảo vệ tối đa bề mặt sàn của bạn. Liên hệ ngay với Vietbeton để nhận thông tin về sản phẩm cũng như các chính sách, ưu đãi dành cho khách hàng.

------Contact Us-------

▪️ Hotline: 0865 600 932 - 0977 090 565

▪️ Mail: vietbeton@gmail.com

▪️ Facebook: Vietbeton

▪️ Website: https://vietbeton.com/

▪️ Showroom: C9-13 KĐT Geleximco - Đ.Lê Trọng Tấn - Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội

 

Nguồn: Tổng hợp

Dự án

 

Tin tức