Đổ bê tông - những điều cần chú ý

Bê tông - cốt thép chính là nền móng quan trọng nhất của ngôi nhà, công trình của bạn. Vì vậy công việc đổ bê tông cũng rất quan trọng. Hãy cùng Vietbeton chuyên thi công bê tài mài sàn, bê tông đúc, bồn tắm bê tông và chậu rửa bê tông,... đưa ra 1 số điều cần chú ý khi đổ bê tông.

1. Lưu ý khi đổ bê tông

Đối với bê tông tường, cột: nếu cột cao trên 5 mét và tường cao trên 3 mét thì nên đổ liên tục (đến khi hoàn thành cấu kiện), nếu cột cao dưới 5 mét và tường cao dưới 3 mét thì có thể đổ bê tông thành nhiều đợt (điểm mạch ngừng ở mỗi đợt sẽ trình bày ở bài khác).

Đổ bê tông cốt thép nên đổ thành nhiều đợt (Ảnh sưu tầm)

Đối với bê tông dầm, bản: Sau khi đổ bê tông xong phần cột, tường, nhất thiết phải chờ 1 – 2 giờ để bê tông có thời gian co ngót, rồi mới tiếp tục đổ bê tông dầm, bản. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, dầm bản sẽ bị nứt, rạn. Trong trường hợp không thi công liên tục thì phải để mạch ngưng cách mặt dưới của dầm bản từ 2 đến 3 cm.

- Đối với bê tông dầm (xả) và bản xàn phải được tiến hành đổ bê tông đồng thời, để bảo đảm tính toàn khối.

- Đối với kết cấu vòm phải đổ bê tông đồng thời từ 2 chân vòm, tuyệt đối không được đổ bên thấp bên cao, nếu đổ bê tông không đúng nguyên tắc, kết cấu vòm sẽ bị lệch, sụt, gẫy, nứt.

Khi đổ bê tông phải chú ý không làm sai lệnh vị trí cốt thép, cố pha, phải giám sát chặt chẽ cốp pha đà giáo để kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố. Để tránh phần tầng bê tông, chiều cao rơi tự do hỗn hợp bê tông không được quá 1,5 mét. Để bảo đảm chất lượng cấu kiện bê tông, độ dầy của mỗi lớp bê tông không vượt quá 20 cm.
Về cách đầm bê tông: Có thể dùng các đầm khác nhau, nhưng phải bảo đảm sao cho bê tông được đầm chặt và không bị rỗ. Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải bảo đảm cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ 10 cm. Không được dùng đầm dùi dịch chuyển ngang bê tông trong cốp-pha.

2. Cách bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông là yêu cầu bắt buộc sau khi đã đổ bê tông xong. Bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn, ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn bê tông.

Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình.

Cách bảo dưỡng ẩm thông thường là tưới hoặc phun nước lên bê tông sau khi đổ 12 giờ. Không được để mặt bê tông bị mốc trắng. Trời nắng thì phải phun tưới nước nhiều, trời mưa nhỏ thì không phải phun tưới nước. Trong khoảng 3 ngày sau khi đổ bê tông khi trời mưa to thì phải che chắn, không cho nước mưa rơi vào bê tông, nếu không bê tông sẽ bị rỗ, lộ cốt thép ra ngoài. 

Cần lưu ý, trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác dụng cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.

Vietbeton cung cấp dịch vụ thi công bê tông trang trí, từ thi công mài sàn bê tông, tường hiệu ứng bê tông,... đến sản xuất đồ bê tông đúc như bồn tắm bê tông, lavabo bê tông,... Liên hệ Vietbeton để nhận tư vấn.

------Contact Us-------

▪️ Hotline: 0865 600 932 - 0942 35 3333

▪️ Mail: vietbeton@gmail.com

▪️ Facebook: Vietbeton

▪️ Website: https://vietbeton.com/

▪️ Showroom: C9-13 KĐT Geleximco - Đ.Lê Trọng Tấn - Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội

Dự án

 

Tin tức