Quy trình thi công microcement chất lượng cao

Microcement có khả năng bị rạn nứt, hư hại nếu quá trình thi công không đạt chuẩn dù mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Vì vậy, hãy theo dõi quy trình thi công microcement chúng tôi chia sẻ dưới đây để đảm bảo cho lớp hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt thi công microcement có thể là sàn, tường, nền gạch,... Dù ở bất kỳ ứng dụng nào thì việc đầu tiên phải làm trước khi thi công microcement là làm sạch bề mặt. Bề mặt thi công phải sạch, khô và không có bụi, dầu mỡ hoặc các chất gây ô nhiễm khác

Chuẩn bị tốt bề mặt sẽ mang lại lớp microcement hoàn thiện bền và đẹp (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh đó, việc kiểm tra độ ẩm của bề mặt của rất quan trọng. Nếu độ ẩm cao, chúng ta cần phải chờ tới khi bề mặt khô ráo hoàn toàn để ngăn chặn hơi nước gây hư hại bề mặt.

Đối với những bề mặt hiện trạng có sự xuất hiện của các vết rạn nứt, lỗ,... thì cần phải xử lý trước khi thi công, để đảm bảo bề mặt nhẵn.

Bước 2: Thi công lưới gia cường

Lớp lưới gia cường được trải đều trên toàn bộ bề mặt thi công để cải thiện các đặc tính cơ lý của sản phẩm. Bước này là yêu cầu bắt buộc trong quy trình thi công microcement mà chúng ta không thể bỏ qua.

Bước 3: Thi công lớp lót sàn Oliu Latex 29

Khi bề mặt đã sạch, phủ một lớp sơn lót để tăng cường độ bám dính giữa lớp nền hiện có và sàn microcement. Sử dụng Oliu Latex 29 cho các bề mặt thấm hút như bê tông hoặc tự san phẳng.

Đối với các bề mặt không thấm hút như đá mài, gạch, hoặc đá cẩm thạch, chúng ta sử dụng Oliu Pro.

Bước 4: Tiến hành trộn microcement

Thông thường, vật liệu microcement được cung cấp ở dạng bột. Vì thế, để thi công được, chúng ta cần trộn hỗn hợp đó với một lượng nước theo quy định từ nhà sản xuất.

Trộn đều microcement ở dạng bột theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Ảnh sưu tầm)

Lúc này, bạn có thể lựa chọn màu sắc tùy ý (theo bảng màu từ nhà cung cấp) hoặc pha trộn các loại màu chuyên dụng để có màu sắc theo ý muốn.

Bước 5: Thi công lớp microcement đầu tiên

Sau khi trộn đều hỗn hợp microcement, chúng ta tiến hành thi công lớp microcement đầu tiên. Sau đó để khô trong một khoảng thời gian nhất định trước khi phủ lớp thứ hai và có thể chà nhám bề mặt để tăng cường khả năng liên kết cho lớp thứ hai.

Bước 6: Thi công lớp microcement thứ hai

Sau khi lớp đầu tiên khô, một lớp microcement thứ hai được phủ lên bề mặt. Lớp này sẽ dày hơn một chút so với lớp đầu tiên và sẽ tạo ra kết cấu và độ hoàn thiện mong muốn.

Thi công sàn microcement (Ảnh sưu tầm)

Tùy thuộc vào lớp hoàn thiện mong muốn mà cách xử lý bề mặt là khác nhau. Ví dụ như bề mặt bóng mờ thì giữ nguyên lớp hoàn thiện sau khi thi công hay yêu cầu độ bóng cao thì cần thêm bước đánh bóng cho bề mặt. Nói chung, bề mặt hoàn thiện phụ thuộc vào sự thống nhất giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Bước 7: Chà nhám bề mặt

Sau khi lớp thứ hai khô, cần phải chà nhám để có được bề mặt nhẵn và đều. Nhẹ nhàng chà nhám bề mặt theo chuyển động tròn, đặc biệt chú ý tới những chỗ không bằng phẳng.

Bước 8: Phủ bảo vệ với Oliu Sealer và hoàn thiện

Sau khi microcement đã thi công hoàn thiện, chúng ta tiến hành kiểm tra lại bề mặt để kịp thời khắc phục những vấn đề (nếu có). Tiếp đó, phủ bảo vệ bề mặt với Oliu Sealer để bảo vệ bề mặt khỏi vết bẩn và hư hỏng.

Phủ sealer cho bề mặt sàn microcement sau khi thi công hoàn thiện (Ảnh sưu tầm)

Có thể thực hiện 1-2 lớp phủ bảo vệ bằng con lăn hoặc súng phun sương và cần đảm bảo nó phủ kín các bề mặt thi công microcement. Ngoài việc bảo vệ bề mặt, lớp phủ này có thể chống thấm nước và thậm chí đạt được lớp hoàn thiện chống trượt.

Và cuối cùng, chờ lớp sealer khô hoàn toàn, chúng ta có thể tiến hành nghiệm thu sản phẩm.

Như vậy, với các bước nêu trên, chúng ta có thể hoàn thiện bề mặt microcement đạt chuẩn chất lượng. Tùy thuộc vào đặc điểm thực tế tại công trình mà quy trình thi công microcement có thể thay đổi một số bước. Hãy liên hệ ngay với Vietbeton để nhận tư vấn kỹ hơn về giải pháp thi công microcement.

Tags: microcement