Microcement là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của microcement
Microcement không quá mới lạ nhưng không phải ai cũng biết tới giải pháp thi công này. Cùng theo dõi bài viết cùng Vietbeton để khám phá Microcement là gì cùng những ưu nhược điểm của microcement trong các không gian kiến trúc.
Microcement là gì?
Microcement là một giải pháp thi công hoàn thiện hiện đại, đa năng bởi nó có thể được áp dụng trên các bề mặt nền hiện có, phổ biến nhất là các bề mặt bê tông. Bên cạnh đó, nó cũng có thể thi công trên bề mặt gạch, MDF và đá phiến.
Microcement được làm từ hỗn hợp xi măng và polyme kết dính và được thi công lên các bề mặt bằng cách sử dụng bay với lớp hoàn thiện dày 2-3mm. Nó cũng có thể được thi công trên sàn, tường, trần nhà, phòng tắm và nhiều nơi khác. Ngoài ra nó cũng được sử dụng cho các không gian ngoài trời như lối đi trong vườn và xung quanh hồ bơi.
Ưu điểm nổi bật của microcement
Có thể thấy rằng microcement đang nhận được nhiều sự quan tâm bởi sự độc đáo của nó cũng như những ưu điểm mà nó mang lại. Dưới đây là 4 ưu điểm nổi bật của microcement giúp nó trở nên phổ biến và ưa chuộng trong trang trí nội, ngoại thất.
1. Tính thẩm mỹ
Microcement có tính thẩm mỹ cao nhờ vào khả năng tạo ra bề mặt mịn màng, đồng nhất và đa dạng về màu sắc. Từ đó mang lại vẻ đẹp tối giản, hiện đại, phù hợp với nhiều phong cách nội thất.
Bên cạnh đó, bề mặt của microcement có tính liền mạch, rất mịn màng, tạo cảm giác sang trọng và dễ dàng vệ sinh. Microcement tạo ra một bề mặt nhẵn, không có mối nối, mang lại cảm giác hiện đại và sang trọng.
Không chỉ vậy, có nhiều tùy chọn màu sắc và hoàn thiện, từ các tông màu trung tính đến những màu sắc nổi bật, giúp dễ dàng phối hợp với nội thất. Và có thể thi công microcement cho nhiều loại bề mặt, bao gồm sàn, tường, và các bề mặt khác. Điều này giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn về kết cấu cũng như màu sắc cho không gian của mình.
2. Độ bền và khả năng phục hồi
Lớp hoàn thiện của microcement rất mỏng (chỉ 2-3mm) nhưng nó vô cùng bền và có độ cứng tương đương như bê tông. Đặc biệt nó có khả năng phục hồi giúp bề mặt linh hoạt hơn, có khả năng chống rạn nứt và tách lớp, ngay cả những khu vực ẩm ướt.
Điều này giúp nó ứng dụng tốt trên những bề mặt hư hỏng để lấp đầy những vết nứt hiện có và mang lại một bề mặt hoàn toàn mới đẹp.
3. Dễ bảo trì
Microcement có thể được thi công ở nhiều không gian khác nhau, ngay cả khu vực ẩm ướt như phòng tắm. Vậy nên có nhiều thắc mắc rằng bề mặt microcement có dễ vệ sinh không? có bị nấm mốc không?
Câu trả lời chính xác là bề mặt microcement rất dễ vệ sinh và không bị nấm mốc hay bám bẩn. Bởi bề mặt hoàn thiện của sàn được phủ sealer chất lượng cao, mang lại khả năng chống bám bẩn và nấm mốc rất tốt.
Bên cạnh đó, do tính chất liền mạch nên không có các đường ron hay vữa trám tránh được sự tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn,... Vì vậy việc vệ sinh bề mặt sàn microcement rất đơn giản.
4. Tính ứng dụng linh hoạt
Microcement có tính ứng dụng rất linh hoạt, phù hợp với nhiều không gian và mục đích khác nhau nhờ sở hữu nhiều ưu điểm về cấu trúc. Ngoài bề mặt sàn nói riêng hay các bề mặt nằm ngang nói chung thì microcement có thể thi công ở những mặt phẳng khác như cầu thang cong, bề mặt tường,...
Ngoài ra, microcement có thể thi công trên nhiều chất liệu khác nhau như:
- Sàn bê tông, sàn gạch lát nền,...
- Tường thạch cao, tường bê tông, gạch ốp lát,...
- Tấm MDF, tấm ép,...
Đặc điểm này giúp nó trở nên thông dụng cho mọi không gian kiến trúc, từ không gian nội thất tới ngoại thất và bao gồm cả những khu vực ẩm ướt., từ nội thất tới ngoại thất.
Những hạn chế khi sử dụng sàn microcement
Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng giải pháp thi công microcement vẫn còn những điểm hạn chế nhất định. Điển hình là 4 điểm dưới đây.
1. Yêu cầu đội ngũ thi công chuyên nghiệp
Tương tự với nhiều giải pháp sàn bê tông trang trí khác, để hoàn thiện microcement yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm, chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng sàn tốt nhất. Vì thế không khuyến khích tự thi công microcement tại nhà với những người mới bắt đầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công microcement cho sàn, tường,... chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Vietbeton để đảm bảo chất lượng và độ bền cao nhất.
2. Có thể rạn nứt nếu sàn không đạt chất lượng
Với mọi giải pháp bê tông trang trí, nếu quy trình thi công không đạt chất lượng, tiêu chuẩn thì luôn có những rủi ro về rạn nứt, hư hỏng. Và microcement cũng vậy, lớp hoàn thiện microcement rất mỏng nên bề mặt nền không ổn định, không đạt chất lượng rất dễ gây rạn nứt bề mặt microcement.
Vì vậy, cần phải thuê người có chuyên môn để đảm bảo xử lý tốt bề mặt nền để cải thiện tính ổn định, gia tăng độ an toàn và độ bền khi thi công microcement.
3. Mất tính liền mạch nếu sửa chữa không đúng cách
Trong nhiều trường hợp microcement có thể bị hư hại một số vị trí và bạn muốn vá lại chỗ đó thì có thể dẫn tới sự sai lệch màu sắc và mất đi tính đồng nhất. Điều này xảy ra là do sự chênh lệch về thời gian thi công giữa lớp sàn cũ và mới khiến màu sắc có sự chênh lệch. Từ đó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn bộ bề mặt cũng như không gian kiến trúc.
Tuy nhiên, một nhà thầu có chuyên môn cao có thể giúp bạn khắc phục được vấn đề này. Và tốt hơn hết, bạn nên tìm kiếm nhà thầu uy tín để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra trong quá trình sử dụng.
4. Chi phí tương đối cao
Microcement có thể thi công linh hoạt trên nhiều bề mặt khác nhau với lớp hoàn thiện mỏng, thậm chí có thể thi công ngay trên lớp gạch lát nền. Tuy nhiên, chi phí thi công microcement không thấp, và có thể tăng lên khi diện tích thi công nhỏ. Đây là yếu tố mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn giải pháp thi công này.
Tóm lại, microcement sở hữu nhiều ưu điểm như tính liền mạch, linh hoạt cùng độ bền vượt trội của nó. Đó là lý do tại sao microcement là lựa chọn phổ biến trong các dự án trang trí nội thất hiện đại. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp này, hãy liên hệ ngay với Vietbeton để được giải đáp nhanh nhất.
Sản phẩm
Dịch vụ
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn kỹ thuật
0942.353333
Tư vấn bán hàng
0977.090.565
Email liên hệ
ktsluuhuy@gmail.com